Khám phụ khoa lần đầu là việc làm rất cần thiết với phụ nữ, đặc biệt những ai trong độ tuổi sinh sản. Khi khám phụ khoa lần đầu thì khám phụ khoa bao nhiêu tiền vì không ít người có tâm lý lo ngại. Tuy nhiên quá trình khám lần đầu rất đơn giản, nhanh chóng và không gây đau.
Hầu hết phụ nữ ai cũng từng có ít nhất một lần bị các bệnh lý phụ khoa nhưng không phải ai cũng có hiểu biết về các bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới để nhận biết sớm và có cách xử lý.
Một số bệnh phổ biến chỉ có ở nữ
1. Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là bệnh xảy ra khi các tế bào cổ tử cung phát triển bất thường và xâm lấn các mô cơ quan khác của cơ thể như phổi, gan, bàng quang, âm đạo và trực tràng. Đây là dạng ung thư tiến triển chậm. Giai đoạn tiền ung thư kéo dài từ 10 đến 15 năm thực sự là giai đoạn cửa sổ quý báu để bác sĩ và bệnh nhân phát hiện, điều trị và dự phòng một ung thư thực sự.
2. Ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào xuất phát từ nội mạc tử cung (lớp màng mỏng phía trong thành tử cung) phân chia và phát triển không ngừng, lây sang các mô xung quanh, tạo thành các khối u ác tính và dẫn tới tử vong cho người bệnh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới ung thư nội mạc tử cung như mất cân bằng hoocmon, tiền sử gia đình, yếu tố di truyền,..Triệu chứng bệnh đa dạng như xuất huyết âm đạo, tiết dịch âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục,...
3. Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Lộ tuyến cổ tử cung là hiện tượng các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung phát triển ra bên ngoài, xâm lấn mặt ngoài cổ tử cung. Các tế bào tuyến lộ này vẫn tiết dịch nên thường gây ra hiện tượng tăng tiết dịch trong âm đạo, dễ dẫn đến viêm nhiễm (viêm lộ tuyến). Các nguyên nhân chủ yếu gây viêm lộ tuyến cổ tử cung thường là sang chấn cổ tử cung, cường estrogen buồng trứng và lộ tuyến bẩm sinh (hay gặp ở bé gái mới sinh do mẹ dùng nhiều estrogen khi mang thai). Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm, virus,...
Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp có thể làm giảm khả năng thụ thai và tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Vì vậy, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu ảnh hưởng xấu của bệnh tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
1. Khi nào nên khám phụ khoa lần đầu?
Phụ nữ nên bắt đầu thực hiện lần khám phụ khoa đầu tiên trong độ tuổi từ 13 đến 15 tuổi. Trên thực tế, nhiều chị em phụ nữ thường cảm thấy lo lắng trước khi quyết định đi khám phụ khoa lần đầu tiên trong đời.
Đó là điều bình thường. Nếu có thể, chị em nên trao đổi với người thân gia đình, cha mẹ vì điều này sẽ giúp mang lại cảm giác thoải mái hơn. Trong lúc khám, bạn cũng có thể bày tỏ cảm giác lo lắng để bác sĩ biết và tìm cách trấn an tinh thần cho bạn.
2. Khám phụ khoa lần đầu được thực hiện thế nào?
Khám phụ khoa lần đầu tiên đơn thuần chỉ là một cuộc nói chuyện giữa bạn và bác sĩ. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bạn thực hiện một số xét nghiệm nhất định.
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ https://phongkhamdakhoathaiha.com/ thường sẽ hỏi rất nhiều câu hỏi về bản thân bạn và gia đình. Một trong số chúng có thể liên quan đến vấn đề cá nhân, chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt hoặc thói quen sinh hoạt tình dục (bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường âm đạo, đường miệng hoặc qua hậu môn). Nếu lo lắng về vấn đề bảo mật thông tin, hãy thẳng thắn trao đổi với bác sĩ trước khi trả lời bất kỳ câu hỏi nào để đảm bảo thông tin được giữ bí mật.
. Những xét nghiệm được thực hiện khi khám phụ khoa
Đôi khi bạn phải thực hiện một số kiểm tra lâm sàng ngay trong lần đầu tiên đi khám phụ khoa. Nếu lo ngại, bạn có thể đề nghị cho người thân gia đình cùng tham gia vào quá trình thực hiện. Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện:
- Khám sức khỏe tổng quát: Bao gồm đo chiều cao, cân nặng, đo huyết áp và kiểm tra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào mà bạn có thể đang mắc phải.
- Khám bộ phận sinh dục ngoài: Bác sĩ sẽ quan sát âm hộ và xác định một vài vấn đề bất thường nếu có. Bạn có thể được cung cấp một tấm gương để trực tiếp nhìn vào các vị trí trên âm hộ của mình. Đây là cơ hội tốt để tìm hiểu về cơ thể của chính bạn và tên gọi của từng chi tiết trên bộ phận sinh dục.
Thường thì bạn không cần phải thăm khám vùng chậu trong lần khám phụ khoa đầu tiên trừ khi bạn đang có vấn đề bất thường, chẳng hạn như có hiện tượng chảy máu hoặc đau bất thường. Nếu bạn đã có quan hệ tình dục, thì các xét nghiệm đối với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ cần thiết phải thực hiện. Hầu hết các xét nghiệm cần thực hiện đối với thanh thiếu niên trong độ tuổi teen đều cần phải lấy mẫu nước tiểu. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị tiêm phòng một số loại vắc xin nhất định.
4. Thăm khám vùng chậu và làm xét nghiệm Pap
Hầu hết các trường hợp khám phụ khoa lần đầu đều không cần phải thăm khám vùng chậu, tuy nhiên bạn vẫn nên biết đó là gì. Một xét nghiệm khác mà bạn sẽ phải thực hiện sau này (ở tuổi 21) là xét nghiệm Pap. Xét nghiệm này sẽ kiểm tra những thay đổi bất thường ở cổ tử cung mà có thể dẫn đến ung thư.
Thăm khám vùng chậu được chia làm ba bước:
- Quan sát âm hộ
- Quan sát âm đạo và cổ tử cung với với sự hỗ trợ của mỏ vịt (là một dụng cụ y khoa giúp mở rộng âm đạo để bác sĩ có thể quan sát và thăm khám bên trong)
- Kiểm tra các cơ quan nội tạng bằng găng tay
Khi bạn làm xét nghiệm Pap, các bước cũng diễn ra tương tự, tuy nhiên bác sĩ sẽ phải sử dụng một bàn chải nhỏ để lấy ra một mẫu tế bào từ cổ tử cung để đem đi xét nghiệm.
Để kiểm tra các cơ quan nội tạng, bác sĩ sẽ đeo một chiếc găng tay, bôi trơn phần đầu của một hoặc hai ngón tay và đưa vào âm đạo, lên đến phần cổ tử cung. Mặt khác, bác sĩ sẽ ấn vào bụng từ bên ngoài. Thao tác này để kiểm tra vấn đề bất thường ở khu vực cổ tử cung.
5. Tiêm vắc xin phòng bệnh
6. Nên trao đổi điều gì trong lần thăm khám phụ khoa lần đầu
Bé gái trước và trong độ tuổi dậy thì cần phải quan tâm và chủ động tìm hiểu cũng như tham khảo ý kiến của bác sĩ về những vấn đề sức khỏe quan trọng. Những vấn đề nên được trao đổi trực tiếp với bác sĩ trong lần khám phụ khoa đầu tiên, bao gồm:
- Chuột rút và các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
- Mụn trứng cá
- Cân nặng
- Tình dục và giới tính
- Biện pháp ngừa thai
- Các bệnh lây qua đường tình dục
- Rượu, ma túy và thuốc lá
- Khả năng kiểm soát cảm xúc
7. Khám phụ khoa định kỳ bao lâu một lần?
Việc khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh sản ở nữ giới để kịp thời phát hiện và điều trị, đặc biệt là bệnh ung thư ở giai đoạn sớm. Thời điểm chữa trị thường ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị, do đó chị em nên hình thành thói quen khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng hoặc 1 năm để phòng ngừa tốt các vấn đề bệnh lý và đảm bảo chức năng sinh sản cũng như sức khỏe tổng quát đều ở mức tốt nhất.
https://onhealth.vn/chi-phi-kham-phu-khoa-o-ha-noi-gia-bao-nhieu.html